Rate this post

Mỗi dịp cuối Xuân đầu Hạ, miền Bắc nước ta lại xuất hiện một hiện tượng khiến nền nhà lúc nào cũng ẩm ướt, đồ đạc ẩm mốc, quần áo lâu khô khiến ai cũng khó chịu. Hiện tượng này được gọi là Nồm, nó hình thành do sự ngưng tụ hơi nước bởi chênh lệch nhiệt độ giữa không khí ẩm từ biển thổi vào và nhiệt độ của nền nhà. Dưới đây là một số cách chống nồm ẩm khi xây nhà được Sơn Z#Plus tổng hợp lại. Quý gia chủ nên tham khảo kỹ lưỡng trước khi xây nhà để hạn chế tối đa hiện tượng nồm ẩm.

Tiêu chuẩn TCVN 9359:2012 – Nền nhà chống nồm

Đây là bộ quy chuẩn xây nền nhà chống nồm được Bộ Xây dựng ban hành vào năm 2012 thay thế cho bộ quy chuẩn TCXD 230:1998. Bộ tiêu chuẩn TCVN 9359:2012  chỉ ra cấu tạo nền nhà chống nồm có các lớp cơ bản như sau:

Cách chống nồm ẩm khi xây nhà

  1. Lớp vật liệu mặt nền nhà
  2. Lớp cách nước (chống thấm)
  3. Lớp vật liệu cách nhiệt
  4. Lớp cách nước
  5. Lớp bê tông chịu lực hoặc bê tông gạch vỡ
  6. Đất nền đầm chặt

Lớp 1 là mặt nền nhà có yêu cầu thẩm mỹ, độ bền và chống mài mòn cao. Lớp này có độ chắc đặc và quán tính nhiệt lớn, độ dày của chúng nên chọn càng nhỏ càng tốt. Các vật liệu phù hợp cho lớp 1 là gạch men sứ có độ dày ≤ 7 mm, gạch gốm nung dày ≤ 10 mm, vật liệu composit dày ≤ 7 mm, gỗ pakét hoặc ván dày ≤ 20 mm.

Lớp 2 là lớp cách nước cho vật liệu cách nhiệt trong quá trình thi công và sử dụng nền nhà. Trong trường hợp kết cấu nền nhà có lớp 1 và 3 được chế tạo rời thì nên sử dụng giấy dầu, sơn bitum cao su… làm lớp chống thấm hoặc liên kết lớp 1 và 3 được chế tạo liền thành tấm lát nền thì không cần lớp cách nước 2 mà thông thường chúng được gắn kết với nhau bằng keo hoặc bằng xi măng trên nguyên tắc độ dày của lớp 2 càng mỏng càng tốt.

Lớp 3 là lớp cách nhiệt cơ bản, có quán tính nhiệt nhỏ. Cần chọn vật liệu cho lớp này vừa có sức chịu tải cho nền nhà vừa có đủ khả năng cách nhiệt. Vật liệu phù hợp có thể là các loại sản phẩm cách nhiệt có cường độ chịu nén cao Rn ≥ 200 N như gốm bọt có γo trong khoảng từ 400 kg/m3 đến 700 kg/m3, xốp polystyrene(EPS) có γo trong khoảng từ 35 kg/m3 đến 60 kg/m3, tấm đôlômít có γ < 500 kg/m3. Chiều dày cần thiết của lớp này được tính toán tùy theo loại vật liệu sử dụng.

Lớp 4 là lớp ngăn nước mao dẫn từ đất nền để bảo vệ lớp cách nhiệt không bị ẩm. Để làm lớp này có thể sử dụng các loại vật liệu cách nước như giấy bitum, màng polyetilen, sơn bitum cao su hoặc vữa xi măng cát mác từ 7,5 đến 10 đánh màu kỹ.

Lớp 5 là lớp bê tông lót hoặc bê tông gạch vỡ có cấu tạo tương tự như các loại nền nhà thông thường nhằm tăng độ cứng của nền.

Đối với nền nhà cải tạo

Khi cải tạo nền nhà, nếu có thể hạ cốt nền thì vật liệu và các lớp cấu tạo nền nhà lấy theo chỉ dẫn ở trên. Trường hợp không hạ được cốt nền tới mức yêu cầu thì các lớp vật liệu 1, 2, 3 cần chọn loại có tính năng kỹ thuật cao để giảm độ dày tới mức tối thiểu. Vật liệu phù hợp đối với loại sản phẩm này là gạch lát men sứ, gỗ, tấm lát nhựa composit và vật liệu cách nhiệt nhẹ như xốp polystyrene (EPS) cường độ cao, polyurêthan, gốm bọt…

Quy chuẩn xây nền nhà chống nồm khác

Nguyên nhân chính của hiện tượng nồm ẩm là do sự chênh lệch nhiệt độ giữa không khí và nền nhà. Do đó, giải pháp thi công tối ưu là tạo lớp cách nhiệt giữa nền nhà và không khí ẩm. Bên cạnh quy chuẩn xây dựng nền nhà chống nồm của bộ Xây dựng, bạn cũng có thể tham khảo 5 cách chống nồm ẩm khi xây nhà dưới đây.

Cách 1: Cách nhiệt nền nhà bằng lớp xỉ than dạng hạt

Cách chống nồm ẩm khi xây nhà

Lớp 1: Gạch men lát nền 15mm, miết mạch bằng xi măng

Lớp 2: Lớp vữa lót lát nền nhà dày 25-30mm

Lớp 3: Xỉ lò dạng hạt dày 200mm

Lớp 4: Màng cách nước giấy dầu/ xi măng cát vàng dày 20mm

Lớp 5: Bê tông gạch vỡ mác 100

Cách 2: Cách nhiệt nền nhà bằng lớp không khí

Cách chống nồm ẩm khi xây nhà

Lớp 1: Tấm lát bê tông lưới thép/ vật liệu tương tự có lớp đệm không khí

Lớp 2: Không khí kín dày 20mm

Lớp 3: Vữa xi măng cát vàng dày 20mm

Lớp 4 và 5: Bê tông gạch vỡ dày 100mm

Cách 3: Lát nền bằng gỗ kín, tạo khoảng đệm cách nhiệt bằng không khí

Cách chống nồm ẩm khi xây nhà

Lớp 1: Lát nền bằng sàn gỗ CN hoặc gỗ tự nhiên dày 8-12mm

Lớp 2: Lớp đệm không khí ngăn truyền nhiệt từ đất lên mặt nền dày 20mm

Lớp 3: Vữa xi măng cát vàng tạo độ phẳng để lát nền dày 20mm

Lớp 4: Bê tông gạch vỡ mác 100 dày 100mm

Cách 4: Cách nhiệt nền bằng lớp xốp Polystyrene (EPS)

Cách chống nồm ẩm khi xây nhà

Lớp 1: Gạch men sứ dày 7mm, miết mạch bằng xi măng

Lớp 2: Lớp keo dán hoặc sơn bitum cao su (không pha xăng dầu)

Lớp 3: Lớp vật liệu xốp Polystyrene (EPS) cường độ cao dày 25mm

Lớp 4: Lớp chống thấm nước bằng sơn bitum cao su, giấy dầu hoặc vữa xi măng cát vàng dày 10-20mm

Lớp 5: Bê tông gạch vỡ mác 100

Cách 5: Lát nền nhà bằng gạch gốm bọt, 2 lớp cách nước bằng màng cao su

Cách chống nồm ẩm khi xây nhà

Lớp 1: Gạch lát nền dày 10mm

Lớp 2: Gạch gốm bọt dán liền với gạch men bằng xi măng hoặc lớp cao su

Lớp 3: Vữa xi măng cát vàng dày 20mm

Lớp 4: Bê tông gạch vỡ dày 100mm

Ngoài các cách chống nồm ẩm khi xây nhà trên, bạn cũng nên kết hợp các biện pháp chống nồm cho bề mặt như sơn chống thấm, sơn tơ sợi (sơn ánh kim) để giúp cho không gian luôn khô ráo. Hy vọng với những thông tin ở trên, bạn có thể lựa chọn được phương pháp thi công phù hợp để đạt được hiệu quả chống nồm tốt nhất. Hãy theo dõi và liên hệ Sơn Z#Plus để được tư vấn miễn phí về phương pháp thi công chống nồm ẩm.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988221122
icons8-exercise-96 chat-active-icon